Các dấu hiệu nhận biết bệnh viêm gân

Viêm gân bao gồm : viêm gân bám tận, viêm bao hoạt dịch gân hay gọi là viêm bao gân, hội chứng đường hầm cổ tay và ngón tay lò xo.

Tại sao viêm gân?

Người ta bị viêm gân trong các trường hợp: viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, rối loạn chuyển hóa; Thoái hóa gân do tuổi già; Các hoạt động quá mức do nghề nghiệp, chấn thương trực tiếp, co cơ quá mức, đột ngột, cử động sai tư thế, vi chấn thương...

Mắc bệnh viêm gân khi

Đau ở vị trí gân bị tổn thương, đau khu trú tại chỗ, ít lan xa, đau liên tục cả ngày và đêm, đau tăng khi cử động. Vùng tổn thương có thể đỏ và sưng nề, ấn tại chỗ rất đau, làm các động tác co cơ chủ động của gân làm đau tăng lên. Một số viêm gân cụ thể, được nhận biết tùy theo triệu chứng mà viêm gân gây ra như sau:

Viêm gân bám tận của cơ bám vào đầu xương: Một số gân quanh vùng bám tận có các túi hoạt dịch, với nhiệm vụ làm đệm, ngăn cách gân với nền xương và các gân lân cận khác. Tổn thương ở phần màng ngoài xương, gọi là viêm cốt mạc ngoài gân, tổn thương ở phần thanh dịch thì gọi là viêm túi thanh dịch, thực tế khó phân biệt hai loại viêm này nên gọi chung là viêm gân bám tận.

Viêm bao gân: Một số gân dài khi đi qua các vị trí đặc biệt, nhất là khi gân đổi hướng, có một bao hoạt dịch bọc lấy, đóng vai trò như một ròng rọc cố định đường đi của gân. Bao gân có cấu trúc giống như màng hoạt dịch, ở giữa có dịch nhầy, nếu bị tổn thương sẽ gây cản trở hoạt động của gân.

viem-gan-banh-cheViêm gân bánh chè.

Viêm bao gân vùng mỏm châm quay: (hay) còn gọi là bệnh De Quervain: Về giải phẫu, vùng mỏm châm quay có một bao hoạt dịch bọc chung hai gân của cơ dạng dài và dạng ngắn ngón tay cái. Bệnh gây sưng và đau bờ ngoài mỏm châm quay, đau tăng khi cử động ngón cái, nhất là động tác duỗi. Khám thấy vùng mỏm châm quay hơi nề, ấn vào đau, chống lại động tác duỗi ngón cái. Bệnh hay gặp ở phụ nữ làm việc bằng tay nhiều như giặt, xách, dệt, đan...

Hội chứng đường hầm cổ tay: Vùng cổ tay phía trước có các gân gấp chung các ngón tay và gấp riêng ngón cái chui qua một đường hầm mà phía sau là khối xương cổ tay, phía trước là một vòng xơ. Bao bọc hai gân là hai bao hoạt dịch, ở chính giữa đường hầm là dây thần kinh giữa. Khi đường hầm bị viêm sẽ chèn ép dây thần kinh giữa gây ra hội chứng đường hầm cổ tay rất giống với những dấu hiệu chèn ép rễ thần kinh ở lỗ tiếp hợp cột sống cổ. Hội chứng gồm các triệu chứng: dị cảm, tê bì như kim châm, đau buốt, hạn chế vận động và rối loạn dinh dưỡng ở bàn tay và các ngón tay trong khu vực chi phối của thần kinh giữa như tê và đau buốt ở đầu các ngón tay 1,2,3. Tê và đau gan bàn tay, đau tăng lên về ban đêm. Khám có thể thấy vùng cổ tay hơi sưng. Cảm giác nông các ngón tay 1,2,3 giảm rõ rệt. Nếu duỗi bàn tay hết cỡ, dùng búa phản xạ gõ vào cổ tay thấy tê và đau các ngón 1,2,3. Dùng dây garo quấn phía trên cổ tay, sau thời gian ngắn thấy đau và tê các ngón tay 1,2,3. Bệnh thường xảy ra sau viêm khớp dạng thấp (thường thấy cả hai bên), chấn thương vùng cổ tay, một số nghề nghiệp phải sử dụng nhiều cổ tay như ép, vặn, quay...

Ngón tay lò xo: Đặc điểm cấu tạo giải phẫu là gân gấp các ngón tay đi từ bàn tay vào ngón thường chui qua các vòng dây chằng để cố định đường đi. Nếu các dây chằng này bị viêm hay gân gấp bị viêm nổi cục thì di động của gân gấp bị cản trở, làm khó duỗi ngón tay, lúc đầu phải cố gắng mới bật ra được giống như lò xo, về sau không tự bật ra được mà phải cần có trợ giúp.

Viêm gân gót Achille: Thường xảy ra sau khi mắc bệnh viêm khớp dạng thấp, phần lớn là do vận động quá mức bàn chân. Triệu chứng sưng đau vùng gót chân, gân gót sưng rõ, sờ có thể thấy nổi cục, ấn vào đau, làm động tác gấp duỗi bàn chân có lực cản thì đau tăng.

Viêm gân Achilles.

Các phương pháp điều trị:

Điều trị nội khoa: Tại chỗ đau xoa các loại thuốc mỡ nhóm non-steroid như methyl salicilat, profenid, voltaren. Trường hợp nặng có thể tiêm vào bao gân hydrocortisol. Các thuốc dùng đường uống ít có hiệu quả.

Phẫu thuật nếu gân bị dính gây cản trở vận động, giải phóng dính trong hội chứng đường hầm cổ tay, ngón tay lò xo.

Các phương pháp vật lý trị liệu: Nhiệt nóng như dùng paraffin, túi chườm, hồng ngoại, sóng ngắn, điện di novocain hay salicilat tại chỗ.

Để phòng bệnh cần điều trị tích cực bệnh viêm khớp dạng thấp. Khởi động tốt các khớp trước khi vận động. Hạn chế các chấn thương tác động lên vùng cổ tay, gót chân, xử lý tốt các trường hợp bong gân do chấn thương, do lao động...

ThS. Trần Ngọc Hương

Đâu là nguyên nhân về ca tử vong thai nhi 32 tuần tuổi ở Bệnh viện Trung ương Huế

Theo đó, sản phụ Hoàng Thị Nhung (27 tuổi) được vào viện lúc 18h25 ngày 03/09/2017 với chẩn đoán: Thai lần 3 (1101) 33 tuần. Dọa sinh non. Tiền sử thai chết lưu không rõ nguyên nhân.

Tiền sử sản khoa của sản phụ Hoàng Thị Nhung PARA: 1101. Lần 1: năm 2013 sản phụ mang thai lần đầu, tuổi thai 32 tuần, chết lưu không rõ nguyên nhân. Lần 2: sinh thường con sống (năm 2015). Lần 3: kinh cuối cùng 15/1/2017.

Sản phụ được nhập viện tại phòng sinh, khoa Sản, Bệnh viện Trung ương Huế. Khai thác bệnh sử: sản phụ và người nhà đã khám thai ngoài bệnh viện với kết quả siêu âm “Dạ dày không thấy trong quá trình khảo sát sau khi đã cho bệnh nhân chờ 30 phút để khảo sát”. Theo y văn, khả năng thai " có teo thực quản bẩm sinh thường" chết trong tử cung khi không có dạ dày trên siêu âm là 83%. Cũng theo một số bác sĩ sản phụ khoa có kinh nghiệm, ngoài nguyên nhân teo thực quản, không có dạ dày trên siêu âm còn do thai nhi đã mất phản xạ nuốt (nước ối), tức là thai rất yếu hoặc đã tử vong.

Ghi nhận lúc vào viện: bệnh nhân tỉnh táo, mạch 90 lần/phút, huyết áp 120/80 mmHg. Chiều cao tử cung 25cm, vòng bụng 88cm, ngôi đầu, thế trái, cơn co tử cung thưa. Kết quả khám trong: cổ tử cung dài, hở lỗ ngoài.

Sản phụ được chỉ định làm các xét nghiệm: tổng phân tích tế bào máu ngoại vi, anti-HIV nhanh, thời gian máu chảy - máu đông, định nhóm máu hệ ABO, đánh giá chức năng thận (định lượng creatinin, ure máu), glucoza máu, xét nghiệm viêm gan b (HBsAg), đánh giá chức năng gan (AST và ALT), tổng phân tích nước tiểu và đo CTG (điện tim thai đồ). Sản phụ đã được điều trị theo hướng dọa sinh non và trưởng thành phổi.

Lúc 19h45 cùng ngày tiến hành đo tim thai và không phát hiện được tim thai trên CTG. Sản phụ được siêu âm thai cấp cứu và ghi nhận: tim thai âm tính, trọng lượng thai khoảng 1.900gr, dạ dày thai nhi khó quan sát. Các bác sĩ trực đã mời người nhà xem trực tiếp trên siêu âm và giải thích tình trạng thai nhi trong khi TS.BS. Lê Minh Toàn - Trưởng kíp trực đang phải mổ cấp cứu. Sau khi phẫu thuật xong TS.BS. Lê Minh Toàn đã trực tiếp giải thích tình trạng thai nhi và hướng xử trí tiếp theo cho sản phụ và gia đình rõ. TS.BS. Lê Minh Toàn đã khẩn trương báo cáo lãnh đạo bệnh viện về trường hợp này.

Lãnh đạo Bệnh viện Trung ương Huế đã ủy quyền cho BS CKII Phạm Như Vĩnh Tuyên - Phó trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp bệnh viện trực tiếp thăm hỏi sản phụ và gia đình đồng thời làm việc với Khoa Sản về ca này.

Bệnh nhân được tiếp tục theo dõi sát. Sau khi đã tư vấn và được sự đồng ý của bệnh nhân và gia đình, sản phụ được phát khởi chuyển dạ lúc 7h30 ngày 5/9/2017. Đến 20h00 cùng ngày sản phụ sinh thường, bé trai nặng 2.000gr, da non, nhiều chất gây. Cuống rốn thai nhi nhồi máu, bầm tím dài khoảng 10cm. Có một mảng xuất huyết lớn từ thành ngực đến bụng. Tình trạng mẹ sau sinh ổn định. Sau khi đưa thai ra, phía bệnh viện đã gặp gia đình để thông báo tình hình của mẹ và bé, một số hình ảnh đã có thể xác định nguyên nhân tử vong thai.

Tuy nhiên, để xác định chính xác, bệnh viện đề nghị chuyển thai nhi đến Khoa Giải phẫu bệnh để tiến hành mổ xác nhằm tìm hiểu nguyên nhân tử vong và có hướng dự phòng cho những lần có thai sau của sản phụ. Nhưng chồng sản phụ là anh Võ Hoài Nam đã viết giấy từ chối và xin đưa thai nhi về lúc 20h50 cùng ngày.

Hiện nay lãnh đạo Bệnh viện Trung ương Huế và tập thể Khoa Sản đang tập trung mọi điều kiện tối ưu nhất để tích cực điều trị cho sản phụ. Ban Giám đốc bệnh viện cũng đã chỉ đạo sau khi có kết luận của Hội đồng kiểm thảo tử vong cấp bệnh viện đối với trường hợp này, Hội đồng kỷ luật Bệnh viện sẽ họp và có hình thức kỷ luật thích đáng với từng cá nhân liên quan.

Sau khi có kết luận cuối luận cuối cùng bệnh viện sẽ trả lời gia đình.

PV

Nguyên nhân giảm thính lực?

(huonglien@gmail.com)

Các nguyên nhân gây suy giảm thính lực có nhiều: Bệnh tai giữa: chủ yếu là do viêm nhiễm tai giữa, tai bị tổn thương, gây sưng chảy dịch; Do tiếng ồn: trường hợp tiếp xúc với những âm thanh có độ ồn quá lớn là nguyên nhân gây phá hủy các tế bào trong tai, làm giảm độ nhạy âm thanh của tai; Chứng xơ cứng tai; Bệnh thần kinh âm thanh (Acoustic neuroma): đây là hiện tượng xuất hiện khối u lành trên dây thần kinh thính giác số 8, nơi có nhiệm vụ mang các tín hiệu đến cho não. Do u này phát triển gần sát với những bộ phận đảm nhận việc cân bằng cơ thể nên gây chứng chóng mặt, hoa mắt, giảm thính lực một cách từ từ, thường xuất hiện ở nhóm người từ trên 30 tuổi trở ra; Bệnh Meniere; chấn thương sọ não. Đặc biệt, nếu mất thính lực đột ngột cần phải đi khám và điều trị gấp, ví dụ trường hợp mất thính lực từ trên 3 ngày phải can thiệp ngay và đến nay có tới 85-90% là không rõ nguyên nhân, người ta mới chỉ nghi là nhiễm khuẩn và có tới 90% trong số này là mất thính lực một tai. Muốn biết chính xác nguyên nhân bạn cần đi khám đo thính lực tại chuyên khoa thính học ở bệnh viện tai mũi họng, từ đó bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

BS. Hoàng Văn Thái

Làm gì khi huyết áp thấp?

Tình trạng này có thể không có nguyên nhân rõ ràng hoặc đi kèm với nhiều nguyên nhân, bao gồm cả thời kỳ mang thai, bệnh tim, một số bệnh nhiễm khuẩn nặng hoặc dị ứng, mất máu, thậm chí mất nước.

Nếu bạn có triệu chứng huyết áp thấp không có nguyên nhân cụ thể trong thời gian dài, mặc dù đã được kiểm tra y tế, bạn có thể thử điều chỉnh bằng lối sống và ăn uống thích hợp. Tuy nhiên, nếu bạn đang tụt huyết áp đột ngột hoặc huyết áp thấp có nguyên nhân rõ ràng, bạn cần đi khám ngay.

Tùy thuộc vào lý do huyết áp thấp, bạn có thể thực hiện các bước nhất định để giúp giảm bớt hoặc thậm chí ngăn ngừa các triệu chứng:

Thay đổi chế độ ăn

Uống nhiều nước: Huyết áp thấp có thể đi cùng mất nước, vì vậy có thể làm tăng huyết áp bằng cách tăng lượng nước uống. Uống ít nhất 8-10 ly nước mỗi ngày. Uống nhiều nước hơn nếu bạn ở ngoài trời thời gian lâu hơn hoặc tập thể dục. Thức uống tăng lực với chất điện giải cũng có thể giúp làm tăng huyết áp.Cần ăn nhiều bữa trong ngày, đa dạng thức ăn như thịt nạc, cá, ngũ cốc nguyên hạt, ăn nhiều trái cây và rau quả.

Cần ăn nhiều bữa trong ngày, đa dạng thức ăn như thịt nạc, cá, ngũ cốc nguyên hạt, ăn nhiều trái cây và rau quả.

Ăn nhiều bữa nhỏ, chứ không phải là một hoặc hai bữa ăn chính, có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và huyết áp. Tránh đồ ăn carbohydrate đã chế biến như mì ống và bánh mì trắng. Nên chọn bột yến mạch, mì ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt và lúa mạch.

Cân bằng chế độ ăn uống: Cách quan trọng để điều chỉnh huyết áp và cải thiện sức khỏe tổng thể của bạn là ăn một chế độ ăn cân bằng, bao gồm các loại thịt nạc, cá, ngũ cốc nguyên hạt, ăn nhiều trái cây và rau quả.

Sử dụng muối (natri) nhiều hơn: Nếu bác sĩ khuyên bạn thêm muối vào thức ăn nhưng bạn không thích, hãy thử dùng tương đậu nành tự nhiên. Nhưng natri dư thừa có thể dẫn đến suy tim, đặc biệt ở người lớn tuổi, nên cần có sự kiểm tra của bác sĩ trước khi tăng lượng muối trong chế độ ăn uống.

Tăng tiêu thụ vitamin B12 và folate: Những vitamin này giúp chức năng tuần hoàn huyết áp khỏe mạnh. Ngũ cốc tăng cường nên có chứa cả chất khoáng. Thực phẩm giàu B12 bao gồm cá nhiều trong các loại rau lá xanh như bông cải xanh và cải bó xôi.

Hãy thử dùng thảo mộc: Có bằng chứng cho thấy một số loại thảo mộc có thể làm giảm triệu chứng huyết áp thấp, như hạt hồi và hương thảo. Tuy nhiên, cần có ý kiến của bác sĩ trước khi dùng bất cứ dược thảo nào.

Tránh sử dụng một số thực phẩm làm hạ huyết áp: Gừng, quế và hạt tiêu cũng có thể làm giảm huyết áp của bạn.

Thay đổi lối sống

Giảm tiêu thụ rượu: Rượu góp phần vào tình trạng mất nước, ngay khi uống với mức độ vừa. Nếu bạn bị huyết áp thấp, tuyệt đối tránh uống rượu.

Uống cà phê: Caffein gây co thắt mạch máu, có thể làm tăng huyết áp. Tăng lượng caffein vừa phải có thể giúp làm tăng huyết áp.

Từ từ, chậm rãi khi thay đổi vị trí, tư thế cơ thể: Để giảm chóng mặt và choáng váng do huyết áp thấp khi đứng lên, hãy thay đổi tư thế từ từ khi từ nằm sang đứng hoặc ngồi sang đứng.

Trước khi ra khỏi giường vào buổi sáng, hít thở sâu một vài phút và sau đó từ từ ngồi dậy trước khi đứng. Ngủ kê gối hơi cao cũng có thể giúp chống lại các tác động của lực hấp dẫn gây hạ huyết áp.

Nhưng nếu tình trạng huyết áp thấp xảy ra kéo dài, ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc hàng ngày, mặc dù bạn đã cố gắng điều chỉnh bằng ăn uống và lối sống, tốt nhất nên gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn, vì huyết áp thấp cũng có nhiều nguyên nhân thực thể cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

TS.BS. Lê Thanh

Đậu nành dưỡng não

Không ai vui gì khi chưa nói đã quên. Có thể bạn chưa biết món ăn nào giúp nhớ rõ chuyện đời xưa, hoạt chất nào trong thực phẩm tiếp sức cho chức năng tư duy thêm phần bén nhọn để sẵn sàng lăn xả vào cuộc sống trần tục đợi sẵn ngoài kia. Xin thưa ngay, đó chính là lecithin trong đậu nành!

Nhiều người trẻ trở nên đãng trí

Nếu tưởng chỉ người lớn tuổi mới đâm ra đụng đâu quên đó thì lầm. Thống kê ở nhiều nước châu u trong thời gian gần đây cho thấy nhiều người hãy còn rất trẻ mà đã là nạn nhân của chứng đãng trí. Lý do không chỉ vì chất xám của não bộ quá mệt mỏi với nhịp sống căng thẳng mà còn vì tình trạng quá tải của nguồn tín hiệu đổ ập từ tứ phía, từ cả núi sách báo bước qua truyền hình suốt ngày đêm cho đến internet không ngơi nghỉ.

Không lạ gì nếu ông bà ngày xưa hay luộc trứng cho con cháu khi học thi để nhờ lecithin trong lòng đỏ hà hơi cho bộ óc đang rối tung với những định đề, công thức… Vì cưng con, thương cháu nên tiền nhân đã chọn trứng gà như món ăn bổ dưỡng. Nếu được thông tin chính xác hơn về thành phần thì người xưa ắt đã thay trứng bằng đậu nành, vừa rẻ tiền hơn lại thêm hàm lượng lecithin cao gấp 8 lần.

Nếu xét về cơ chế tác dụng, lecithin nên thuốc là nhờ cấu trúc đạm - béo thích hợp để cơ thể từ đó tổng hợp acetylcholin, chất dẫn truyền thần kinh với vai trò vô cùng quan trọng. Nhờ có chất trung gian này mà các vùng có chức năng khác nhau trên não bộ có thể hoạt động ăn khớp.

Lecithin trong đậu nành được xếp vào nhóm hoạt chất có tác dụng phòng ngừa xơ vữa mạch máu Ảnh: Tấn Thạnh

Người có đủ acetylcholin nhờ đó có thể phản ứng nhanh nhẹn, suy nghĩ chín chắn và quyết định hợp lý. Thiếu acetylcholin vì trước đó không đủ lecithin thì tín hiệu có vào đến não bộ cũng khó dán chặt vào bộ nhớ nên dẫn truyền thần kinh đứt đoạn vô chừng. Đãng trí, mau quên, chậm hiểu… khi đó là điều khó tránh.

Không chỉ có thế. Theo một công trình nghiên cứu ở ĐH Hamburg (CHLB Đức), lượng chất mỡ trong máu giảm thiểu rõ rệt ở người được điều trị hỗ trợ với lecithin trong 4 tuần liên tục. Một số nhà điều trị đã không ngần ngại xếp loại lecithin vào nhóm hoạt chất có công năng phòng ngừa hiện tượng xơ vữa mạch máu, thậm chí với tác dụng phục hồi trên thành mạch máu đã xơ chai.

Nói cách khác, lecithin không đến độ có khả năng giúp người “trẻ mãi không già” để rồi nhiều nhà sản xuất mượn đó quảng cáo cường điệu. Song, nếu đủ lecithin thì tuy cũng già nhưng không quá nhanh đến độ trở tay không kịp, nghĩa là cũng già nhưng không thẹn thùng vì già trước tuổi!

Thỉnh thoảng nên ăn chay vài ngày

Theo một số nhà nghiên cứu, lecithin còn có tác dụng bảo vệ màng tế bào và qua đó cải thiện vận tốc hoán chuyển dưỡng chất. Lecithin nhờ đó là hoạt chất cần thiết cho cơ thể có nhu cầu giải độc cấp bách, như ở người nghiện rượu, nghiện thuốc lá. Muốn uống cứ uống, muốn hút thôi thì cứ hút nhưng nếu muốn sống lâu thì đừng quên thỉnh thoảng ăn chay vài ngày.

Dựa vào tác dụng giải độc của lecithin, nhiều nhà điều trị đã từ lâu áp dụng chất này trong phác đồ điều trị cho người bị gan nhiễm mỡ. Người ta cũng đã ghi nhận nhiều trường hợp sỏi túi mật thu nhỏ kích thước sau vài tuần kết hợp lecithin trong chế độ dinh dưỡng. Thầy thuốc ở ĐH Heidelberg đi xa hơn nữa khi công bố kết quả điều trị khả quan bệnh viêm ruột mạn tính với lecithin mà không cần kèm theo dược phẩm đặc hiệu.

Chưa hết, nếu đậu nành theo kinh nghiệm của nhiều nền y học dân gian là món ăn lại sức cho người lao tâm lao lực thì nhận xét đó quả thật hoàn toàn chính xác. Thử nghiệm trên người bị chấn thương phần mềm cho thấy nhóm thêm lecithin trong khẩu phần có thời gian hồi phục ngắn hơn nhóm đối chứng đến 30%. Chỉ cần thêm miếng đậu hũ mà xuất viện sớm mấy ngày thì còn muốn gì hơn!

Người phương Đông hãnh diện có học thuyết âm dương xây dựng trên nguyên lý tương phản để trường tồn. Muốn não bộ thêm phần sân si để đủ sức chống chọi với cuộc sống căng thẳng lại phải trông mong vào món ăn cứ tưởng chỉ dành cho người tu hành. Tính lại cho cùng, cuộc đời có khác gì vở kịch, hay chính là ở chỗ éo le!

Bác sĩ Lương LỄ Hoàng

Ngáy to thường sớm bị suy thoái nhận thứcNgáy to thường sớm bị suy thoái nhận thứcChủ tịch Sầm Sơn: Du khách bị “chặt chém” cứ điện cho tôiChủ tịch Sầm Sơn: Du khách bị “chặt chém” cứ điện cho tôiNgỡ đang mang thai hóa ra là khối u khổng lồNgỡ đang mang thai hóa ra là khối u khổng lồ

(Theo Người Lao động)

Biến chứng đáng sợ của bệnh sốt xuất huyết

Xin hỏi bác sĩ vì sao bệnh lại nguy hiểm đến thế? Biến chứng đó là gì? Cách phòng biến chứng?

Lê Thị Hằng Nga(lehang@gmail.com)

Theo các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, biến chứng thường gặp nhất khi bị sốt xuất huyết và cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các trường hợp tử vong là thoát huyết tương. Đó là hiện tượng huyết tương bị thoát qua thành mạch, kéo theo nước dẫn đến mất một lượng nước lớn trong tuần hoàn gây trụy mạch. Sốt xuất huyết ở người mẹ mang thai có thể gây suy thai hoặc đẻ non, thai chết lưu. Với người mẹ thì rất có thể bị chảy máu khó cầm, tiền sản giật, làm tổn thương đến chức năng gan, thận, chảy máu kéo dài khi chuyển dạ... Trong các biến chứng do sốt xuất huyết thì nặng nhất là tràn dịch màng phổi, máu đọng trong thận. Hai biến chứng này rất nguy hiểm và có thể ảnh hưởng đến tính mạng hoặc để lại những hậu quả nặng nề sau này cho người bệnh. Một biến chứng thường gặp nữa là tổn thương một số cơ quan nội tạng như suy gan, não, suy hô hấp, thận. Đặc biệt, bệnh nhân đã có những bệnh nền như suy thận, suy gan do rượu... thì sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng. Đối với bệnh nhân xuất huyết nặng, biến chứng tiểu cầu giảm là tình trạng rất nguy hiểm. Nếu đã bị giảm tiểu cầu bệnh nhân không được truyền kịp thời có thể dẫn đến xuất huyết não, dễ tử vong. Để hạn chế những biến chứng nguy hiểm do sốt xuất huyết, nếu thấy dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết như sốt cao đột ngột kèm đau đầu cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị. Trường hợp bệnh nhẹ có thể điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ và hằng ngày khám lại. Nên nhớ, bệnh thường nặng vào ngày 4-6 do đó cần theo dõi dấu hiệu sốc xuất huyết: tay chân lạnh, chảy máu chân răng, chảy máu tiêu hóa, kinh nguyệt đến sớm và rong (ở nữ giới), xét nghiệm tiểu cầu giảm nặng, men gan tăng cần nhập viện điều trị ngay.

BS. Nguyễn Văn Thịnh

Ðau bên hông có phải bệnh thận?

Hồ Thị Thanh Mai (thanhmai@gmail.com)

Bệnh thận là tên gọi chung khi có các biểu hiện tổn thương chức năng thận. Như chúng ta biết chức năng của thận rất quan trọng là cơ quan tạo hồng cầu và lọc thải chất độc ra khỏi cơ thể... Tại cơ quan này cũng có rất nhiều bệnh trạng. Tùy theo nguyên nhân mà trên lâm sàng triệu chứng có khác nhau. Tuy nhiên, dấu hiệu cơ năng mà người bệnh cảm nhận thấy và đi khám là đi tiểu nhiều, tiểu đêm và đau vùng thắt lưng. Vì thận nằm trong hố thận ngang với đoạn thắt lưng sang hai bên nên khi đau vùng này nhiều người quen gọi đau hông. Các nguyên nhân thường gặp phải kể đến: chấn thương thận, cơn đau quặn thận do sỏi thận, ung thư thận, thận đa nang, thận ứ nước, viêm đài bể thận, lao thận, suy thận... Trong thư cháu nói đau hông và đêm đi tiểu 2-3 lần nhưng không rõ lượng nước tiểu nhiều hay ít, có tiểu dắt, buốt; nước tiểu trong hay đục..., có bị chấn thương vào vùng thận không... và cần phân biệt chứng đau hông và đi tiểu đêm ở phụ nữ do mang thai, chứng viêm bàng quang cũng có đi tiểu nhiều về đêm. Vì vậy, muốn biết có phải do bệnh thận thì cần khám siêu âm ổ bụng xem có sỏi thận không hoặc xét nghiệm nước tiểu cho biết có viêm nhiễm tiết niệu hay tiểu máu, tiểu dưỡng chấp... và xét nghiệm sinh hóá máu biết được các chỉ số liên quan phản ánh chức năng thận tốt hay suy... Lời khuyên của tôi là cháu nên đi khám ở bệnh viện gần nhà hoặc khám chuyên khoa thận tiết niệu để tìm nguyên nhân và điều trị sớm, tránh để lâu vì đó cũng có thể là biểu hiện bệnh lý liên quan đến hệ tiết niệu.

BS. Vũ Ngọc Anh